A> Đặt Vấn Đề
– Trong công trình dân dụng, cứ hạng mục nào có sự xuất hiện của nước thì hạng mục đó cần phải chống thấm , ví dụ : sán mái, phòng wc, tường ngoài nhà
– Trong các hạng mục trên, thì hạng mục Sàn Mái và Sàn WC là quan trọng nhất , vì nó thường xuyên tiếp xúc với nước , hậu quả thấm dột gây nên cảm giác rất khó chịu
B> CÁC phương pháp chống thấm hiện nay.
– Dùng vữa xi măng + hóa chất, ví dụ như dung dịch Latex, Xi măng Sotin. Phương pháp trên khá hiệu quả với công trình không có chuyển vị, vì lớp vữa này không có khả năng đàn hồi, rất dễ nứt
– Dùng vật liệu tạo màng gốc bitum : Đây là biện pháp phổ biến trên thị trường, có 2 cách là dùng phương pháp khò nóng và dán lạnh, hạn chế của phương pháp này là khó kiểm soát chất lượng các mối nối , và tại các vùng miền có độ ẩm cao khi trời nắng hơi nước bốc lên sẽ bị lớp màng này ngăn cản, gây ra áp suất phá tại các mối nối
– Dùng Vật liệu tạo màng gốc Polymer, Acrilic, Polyurethan, Polyurea. Đây là các dòng vật liệu công nghệ mới, đã khắc phục hầu hết nhược điểm của các dòng vật liệu trên. tuy nhiên tùy vào hạn mức đầu tư mà sử dụng các loại vật tư trên
Tại bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với mọi người biện pháp thi công đơn giản nhất , mà ai cũng có thể tự làm được
C> Biện Pháp thi công chống thấm cho sàn mái, sàn WC bằng vật liệu tạo màng 2 thành phần gốc xi măng
1) Chủng loại vật liệu sử dụng : Xi măng – Polyme , trên thị trường có nhiều sản phẩm với tính năng tương đương nhau , có khác nhau thì chỉ liên quan tới khả năng đàn hồi , nên tôi liệt kê 1 số sản phẩm điển hình nhất
– Maxbond 1211 : đây là vật liệu của hãng Maxbond , xuất xứ Singapo, được nhập khẩu và đóng gói tại việt nam
– Sika Topsel 107 : Vật liệu này khá dễ mua, vì hãng sika rất thông dụng ở việt nam
2) Quy trình thi công Chống thấm :
Bước 1 : Vệ sinh bề mặt sàn mái -WC : đục tẩy các lớp vữa xi măng thừa bám trên bề mặt
Bước 2 : Dùng máy phun nước áp lực cao vệ sinh tổng thể bề mặt sàn
Bước 3 : Cắt cổ ống thoát sàn sao cho bằng mặt cốt của bê tông sàn hiện trạng
Bước 4 : Trát phần chân tường xây trên sàn , đây là vị trí dễ bị thấm nhất , nên trát bằng vữa xi măng + phụ gia giảm nứt
Phụ gia giảm nứt, tăng độ bám dính : SurfaMix C -Phụ gia giảm nứt, tăng độ bám dính
Bước 5 : Thi công quét 2 lớp vật liệu Xi măng- Polyme lên toàn bộ bè mặt sàn, quét phần chân tường cao 20cm, chú ý vị trí chân cửa ra vào , vị trí này cần xây 1 gờ cao hơn cốt hoàn thiện 3 cm
Bước 6 : Thi công 1 lớp vữa hoặc quét nước xi măng +cát để bảo vệ cho lớp chống thấm, vì đặc tính của loại vật liệu này là không chịu được tia nắng mặt trời
Bước 7 : Ngâm nước thử tải, sau 48h không phát hiện ra hiện tượng thấm thì có thể triển khai công việc tiếp theo như ốp lát hoặc láng
Nếu cần 1 đơn vị chuyên nghiệp thi công trọn gói hạng mục chống thấm này, xin liên hệ với công ty chúng tôi